Trang chủ Tin tứcCẩm nang Các mã lỗi thường gặp của bếp từ

Các mã lỗi thường gặp của bếp từ

Bởi Xơn

Bếp từ rất tiện lợi trong việc nấu nướng nên ngày càng được sử dụng nhiều trong các gia đình ở Việt Nam. Tuy vậy, việc sử dụng bếp từ cũng gặp một vài sẽ bất tiện do bếp phát sinh một số lỗi phổ thông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những mã lỗi thường gặp ở bếp từ và cách khắc phục. Bạn tham khảo để có thêm kinh nghiệm!

Mã lỗi EO: Bếp từ không nhận nồi hoặc kích cỡ nồi quá nhỏ

Nguyên nhân: 

  • Mạch cảm biến từ trường dưới bếp không nhận diện được đáy nồi do nồi trên bếp không phải nồi từ (không thể hút nam châm).
  • Nồi có kích thước bé hơn 1/2 vòng từ của bếp.
  • Sử dụng nồi từ quá kén bếp (một số nồi của châu Âu kén bếp kén nồi).
  • Trường hợp hi hữu là những bếp từ có thiết kế chỉ nhận một số loại nồi được làm bằng thép.

Cách khắc phục:

Cách khắc phục rất đơn giản. Chỉ cần thay bằng nồi chuyên dụng cho bếp từ là được. Nồi thích hợp cho bếp từ không phải là nồi đắt tiền, đôi khi những loại nồi bình dân nhưng có tính từ cũng dùng tốt cho bếp từ.

cac-ma-loi-thuong-gap-cua-bep-tu-1

Mã lỗi E1: Bếp từ đang bị quá nhiệt

Nguyên nhân:

Do bếp từ của bạn đun nấu trong một khoảng thời gian dài và công suất điện lớn, dẫn đến quạt gió không hoạt động (hoặc  hoạt động kém) không thể làm mát tất cả bếp khiến hệ thống cảm biến nhiệt cảnh báo và ngừng hoạt động.

Cách khắc phục:

Tắt bếp ngay nhưng không rút điện ra trong vòng ít nhất 10 phút để quạt gió tiếp tục hoạt động làm mát bếp. Đồng thời phải bỏ nồi ra khỏi mặt bếp, dùng quạt quạt đáy bếp và bề mặt để làm giảm nhiệt độ. Nếu muốn tiếp tục nấu thì 20 phút sau mới cho bếp từ hoạt động lại.

Mã lỗi E2: Điện quá mạnh

Nguyên nhân:

Mạng lưới điện của gia đình bạn hoạt động bất thường, cao hơn mức điện áp cho phép (240-260V). Khi mức điện áp như vậy, cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và cảnh báo lỗi E2 như bạn thấy.

Cách sửa chữa bếp từ:

Bạn hãy dùng ổn áp để đảm bảo dòng điện là 220 thì sự cố điện quá mạnh sẽ được khắc phục hiệu quả.

cac-ma-loi-thuong-gap-cua-bep-tu-3

Mã lỗi E3: Điện quá yếu

Nguyên nhân:

Nguồn điện cấp không đủ do nhà bạn ở xa trụ cấp điện, điện lưới quốc gia tới nơi thì đã bị dùng hết hoặc đang giờ cao điểm nên nó yếu quá, bếp không hoạt động nổi.

Giải pháp: dùng ổn áp Lioa.

Mã lỗi E4: Điện năng quá tải, nhiệt độ của nồi nấu trên bếp quá cao

Lỗi này phụ thuộc và thiết kế cảm biến của từng bếp. Đối với bếp hồng ngoại định mức cảnh báo E4 sẽ cao hơn nhiều hơn so với bếp từ.

>> Click để xem dịch vụ sửa bếp hồng ngoại của trung tâm chúng tôi

Giải pháp:

Khi gặp trường hợp này, bạn hãy tắt bếp đi và để nó nguội. Hãy làm nó như lỗi E1, chỉ cần bếp nguội là bạn có thể nấu tiếp sau đó.

Mã lỗi E5: Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt

Nguyên nhân: Cảm biến bị nóng quá mức do nhiệt quá nóng khi nấu.

Cách khắc phục:

Hãy tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống. Khi lỗi không còn, bạn có thể trở lại công việc nấu ăn còn dang dở.

Mã lỗi E6: Cảm biến nhiệt có sự cố, nhiệt độ đáy của dụng cụ nấu quá cao

Lỗi này cho biết cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt hoặc thậm chí là bị lỏng dây dẫn.

Cách khắc phục:

Tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp. Trường hợp cháy cảm biến thì bạn cần liên hệ với thợ sửa bếp từ tại nhà Hà Nội để sửa chữa hiệu quả.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng bếp từ thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về các mã lỗi thường gặp trên nhé!

Bài viết liên quan